Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp mới nhất 2023

Nhà xưởng là một trong những tài sản lớn của doanh nghiệp. Có chức năng sản xuất và chứa đựng hàng hóa, máy móc và những vật dụng có giá trị khác của doanh nghiệp.

Thiết kế nhà xưởng đẹp là nhu cầu phổ biến hiện nay của khá nhiều doanh nghiệp làm về lĩnh vực sản xuất: sản xuất vải, sản xuất hạt điều, sản xuất giày da,…. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, việc thiết kế và xây dựng nhà xưởng là điều không được bỏ qua. Một nhà xưởng chất lượng cao thì việc chứa đựng hàng hóa cũng sẽ được đảm bảo chất lượng.

Ở giai đoạn này, chủ đầu tư cần tiến hành lên kế hoạch thiết kế xây dựng và lựa chọn cônng ty tư vấn thiết kế là vô cùng phù hợp. Bài viết sau đây, Nhật Huy sẽ giúp bạn biết thêm những nội dung nào cần có trong dự án thiết kế nhà xưởng.

Xem thêm: +100 mẫu nhà xưởng kết cấu thép đẹp nhất 2022

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng

Thiết kế nhà xưởng là giai đoạn đầu tiên vô cùng quan trọng trong quá trình thi công xây dựng. Để tạo nên một nhà xưởng hoàn thiện bắt buộc trên bản vẽ thiết kế phải thể hiện đầy đủ mọi thành phần, cấu trúc, công năng, màu sắc bên trong lẫn bên ngoài của nhà xưởng.

Khi nhìn vào bản vẽ thiết kế, chủ đầu tư sẽ hiểu được các thông số có trong bản thiết kế. Hình dung ra việc xây dựng và sau khi xây dựng nhà xưởng có quy mô và hình dạng như thế nào. Thiết kế là công việc định hình, lên ý tưởng từ bản thảo cho đến bản vẽ hoàn chỉnh dựa trên yêu cầu và đặc thù ngành sản xuất của nhà đầu tư.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà công nghiệp theo quy định bao gồm:

Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà xưởng

Thiết kế nền nhà xưởng phải tuân thủ về công nghệ tải trọng tác động, điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn theo quy định tại TCVN 2737:1995. Nền đất yếu cần phải có phương án xử lý thích hợp với địa chất.

Tùy vào công nghệ và mục đích sử dụng mà nền nhà xưởng chia thành các loại nền bê tông, bê tông cốt thép, gạch, xi măng, ván gỗ, thép, chất dẻo, bê tông nhựa,…

Tiêu chuẩn thiết kế nền bê tông theo từng ô:

  • Chiều dài mỗi ô không vượt quá 0.6m
  • Matit chèn khe bê tông bitum.
  • Lớp bê tông lót có chiều dày ít nhất 0.1m.
  • Chiều rộng của hè nhà xưởng từ 0.2m – 0.8m.
  • Độ dốc của hè từ 1% – 3%

Tiêu chuẩn thiết kế móng nhà xưởng

Tương tự như tiêu chuẩn thiết kế nền nhà xưởng, thiết kế móng nhà xưởng cũng phải đáp ứng yêu cầu về tải trọng tác động, điều kiện địa chất, địa chất thủy văn theo quy định TCVN 2737:1995.

Tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế móng và các hệ thống kỹ thuật phần ngầm của công trình phải phù hợp với tính chất cơ lý của đất nền.

Độ cao mặt trên của móng nhà xưởng phải thấp hơn mặt nền với độ chênh lệch như sau:

  • 0.2m đối với cột thép.
  • 0.5m đối với cột có khung chèn tường.
  • 0.15m đối với cột bê tông cốt thép.

Đối với các móng dưới tường gạch, tường xây nếu là nhà không khung được xác định như sau:

  • Chiều sâu đặt móng nhỏ hơn 15cm: móng bê tông, bê tông đá hộc.
  • Chiều sâu đặt móng lớn hơn 15cm: Thiết kế mặt trên của dầm đỡ thấp hơn mặt nền ít nhất là 3cm.

Tiêu chuẩn thiết kế mái và cửa mái nhà xưởng

  • Tùy thuộc vào vật liệu làm mái, độ dốc của mái nhà xưởng mà lựa chọn phù hợp như sau:
    • Tấm lợp amiăng xi măng từ 30% – 40%.
    • Mái lợp tôn múi từ 15% – 20%.
    • Mái lợp ngói từ 50% – 60%.
    • Mái lợp tấm bê tông cốt thép từ 5% – 8%.
    • Với thiết kế nhà có độ dốc của mái < 8% phải tạo khe nhiệt ở lớp bê tông cốt thép chống thấm. Khoảng cách giữa các khe nhiệt phải > 24m theo dọc nhà.
  • Tùy thuộc vào vật liệu lợp, công nghệ mà mái sẽ có thiết kế bên trong, bên ngoài và nối với hệ thống thoát nước theo đúng tiêu chuẩn.
  • Đối với nhà sản xuất một nhịp, chiều rộng < 24m, chiều cao cột nhà nhỏ hơn 4.8m thì cho phép nước mưa chảy tự do và khi chiều cao cột nhà > 5.4m bắt buộc phải có hệ thống máng dẫn xuống đất.

Tiêu chuẩn thiết kế tường và vách ngăn

Căn cứ vào đặc tính, quy mô và nhu cầu sử dụng của nhà xưởng sản xuất, tường nhà sẽ được thiết kế tường chịu lực, tự chịu lực và chèn khung.

Tiêu chuẩn thiết kế chân tường cần đáp ứng:

  • Tất cả các chân tường gạch phải có lớp chống thấm nước mưa bằng bitum hoặc vật liệu khác.
  • Lớp chống ẩm, chống thấm dưới chân tường sử dụng vữa xi măng mác 75 dày 20cm và được đặt ngang tại cao độ của mặt nền hoàn thiện.
  • Vách ngăn giữa các phân xưởng phải được thiết kế tháo lắp thuận tiện và bằng vật liệu như tấm bê tông cốt thép, bê tông lưới thép, lưới thép có khung gỗ, khung thép, tấm gỗ dán, gỗ ván ép,…
  • Đối với nhà xưởng có kích thước nhịp nhỏ hơn hoặc bằng 12m, chiều cao của cột sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 6m có thể được thiết kế tấm tường chịu lực.

Tiêu chuẩn thiết kế cửa đi và cửa sổ

Tiêu chuẩn thiết kế đối với cửa đi:

  • Cửa đi phải mở ra phía ngoài.
  • Cửa ra vào nhà sản xuất: Kích thước phải lớn hơn kích thước các loại xe vận tải ít nhất là 20cm theo chiều cao và 50cm theo chiều rộng.

Thiết kế cửa sổ phải đảm bảo tiêu chuẩn sau:

  • Độ cao nhỏ hơn hoặc bằng 2,4m tính từ sàn và cửa đóng, mở được.
  • Cửa sổ cao trên 2,4m, phải lắp cố định thành khung, kẹp giữ cánh cửa chắc chắn và hệ thống đóng/mở cửa bằng cơ khí.
Thiết kế nhà xưởng thép tiền chế giá rẻ
Thiết kế nhà xưởng thép tiền chế giá rẻ

Nội dung thiết kế nhà xưởng 

Thiết kế nhà xưởng được chia làm nhiều hạng mục khác nhau về chất liệu xây dựng, quy mô và công năng xây dựng.

– Thiết kế nhà xưởng thép tiền chế

– Thiết kế nhà xưởng bê tông cốt thép

– Thiết kế nhà xưởng tiền chế giá rẻ

– Thiết kế xưởng kết hợp văn phòng

– Thiết kế nhà thép tiền chế

Xem thêm: Chi phí xây dựng nhà xưởng 1000m2 – báo giá A-Z

Các tiêu chí khi hướng dẫn thiết kế thi công nhà xưởng 

Tùy vào mỗi công trình sẽ có những tiêu chí riêng phù hợp với từng đối tượng nhà xưởng. Dưới đây, là những tiêu chí phổ biến cần có trong khi thiết kế nhà xưởng

– Tính linh hoạt của không gian sử dụng

– Tốc độ thi công

– Khả năng chống lại cháy nổ

– Tính thẩm mỹ của công trình

– Khả năng cách âm, chống lại tiếng ồn

– Khả năng di dời, tháo dỡ

– Yêu cầu bảo trì, tái sử dụng

– Độ bảo mật khi sản xuất và tiếp cận hệ thống giao thông

Tiêu chí khi thiết kế nhà xưởng
Tiêu chí khi thiết kế nhà xưởng

Kĩ thuật có vai trò như thế nào trong thiết kế nhà xưởng 

Kĩ sư là người đánh giá các kích thước số liệu trong thiết kế, các kết cấu có trong bản vẽ có phù hợp hay không. Được sử dụng hay không. Các mẫu nhà xưởng cần phải có sự tỉ mỉ và độ chính xác cao khi tiến hành thi công và sử dụng sẽ đảm bảo chất lượng an toàn.

Các mẫu thiết kế nhà xưởng 200m2, mẫu nhà xưởng 300m2 hay mẫu nhà xưởng 2 tầng hay các nhà xưởng có kích thước lên tới vài ngàn m2 cũng sẽ có những các phương án xây dựng khác nhau. Trọng lượng của các nhà xưởng lớn nhỏ khác nhau nên bộ phận thiết kế cũng phải cần tính toán tính chịu lực thật kĩ càng và chắc chắn.

Bên cạnh đó, kĩ sư thiết kế sẽ cung cấp những phương án tối ưu nhất dành cho nhà xưởng đó. Tối ưu về mặt kiến trúc cũng như là công năng sử dụng và các biện pháp xử lí nếu như gặp những tình huống khó khăn trong quá trình thi công.

Sau khi hoàn thành bản vẽ, các kĩ sư sẽ chuyển bản vẽ thiết kế chi tiết và bản vẽ thi công sang cho nhà máy để tiến hành gia công khung thép, dầm. Quá trình gia công kết cấu thép và thi công móng cọc tại nơi xây dựng được diễn ra song song với nhau. Chính vì thế, quá trình xây dựng nhà xưởng thép tiền chế được rút ngắn.

Quy trình tư vấn thiết kế nhà xưởng đạt chuẩn 

Tư vấn thiết kế nhà xưởng được thực hiện đầy đủ quy trình để đảm bảo tính minh bạch cũng như hiệu quả khi tiếp nhận được yêu cầu của khách hàng.

Bước 1: Tiếp nhận thông tin của khách hàng qua hotline hoặc những nguồn khác nhau. Trao đổi với nhau về yêu cầu thiết kế bao gồm mấy tầng, diện tích bao nhiêu, sử dụng vật liệu như thế nào, công năng gồm những gì, màu sắc, kiểu dáng…Tiến hành khảo sát khu vực, địa hình, vị trí xây dựng

Bước 2: Đội ngũ thiết kế sẽ cho ra những phương án thiết kế phù hợp, bóc tách khối lượng để biết được chi phí thiết kế nhà xưởng và báo giá cho khách hàng.

Bước 3: Xem xét giá và tiến hành kí kết hợp đồng

Bước 4: Thực hiện việc thiết kế, triển khai hồ sơ,… Trao đổi thiết kế và điều chỉnh với khách hàng đến khi thống nhất và cho ra bản vẽ hoàn chỉnh.

Bước 5: Bàn giao hồ sơ thiết kế và tiến hành thi công

Báo giá thiết kế nhà xưởng 

Báo giá thiết kế nhà xưởng bao gồm thiết kế nhà xưởng, thiết kế nhà xưởng thép tiền chế, thiết kế nhà xưởng bê tông cốt thép và nhà xưởng kết hợp văn phòng.

– Thiết kế nhà xưởng: đơn giá từ 40.000 – 80.000 VNĐ/m2

– Thiết kế nhà xưởng thép tiền chế: đơn giá từ 30.000 – 70.000 VNĐ/m2

– Thiết kế nhà xưởng bê tông cốt thép: đơn giá từ 60.000 – 100.000 VNĐ/m2

– Thiết kế nhà xưởng kết hợp văn phòng: đơn giá từ 100.000 – 140.000 VNĐ/m2

Tuy nhiên để chính xác hơn, khách hàng cần liên hệ trực tiếp đến nhà thầu hoặc liên hệ trực tiếp với đơn vị Nhật Huy để được tư vấn và báo giá cụ thể hơn. Đơn giá có thể chênh lệch do biến động giá từ những vật liệu xây dựng khác trên thị trường.

Nhật Huy là công ty thiết kế nhà xưởng giá rẻ khu vực Bình Dương 

Đơn vị chúng tôi có đầy đủ những tố chất từ nhân công, kinh nghiệm, lãnh đạo, chi phí, xử lí vấn đề để làm hài lòng khách hàng từ nhỏ nhất đến lớn nhất. Ngoài ra, đơn vị chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ khác như: thiết kế nhà xưởng, sửa chữa nhà xưởng, thi công nhà tiền chế, gia công kết cấu thép. Kèm theo đó là những ưu đãi dành cho khách hàng nhằm để tri ân quý khách đã Nhật Huy đồng hành trong từng dự án. Hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào, bạn sẽ được tư vấn hỗ trợ miễn phí. Trân trọng cảm ơn!.

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NHẬT HUY 

– Hotline: 0274.220.6666 – 0988.308.126

– Trụ sở chính: Số 320, đường Mỹ Phước – Tân Vạn, Khu 6, phường Định Hoà, TP. Thủ Dầu Một , Bình Dương.

– Email: info@nhathuy.com.vn

– Website: www.nhathuy.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button