Trong ngành xây dựng kết cấu thép thì việc sử dụng bulong khá phổ biến. Nhưng không phải ở dạng nào hay cấu kiện liên kết nào cũng có thể dùng được. Tùy theo nhu cầu, cấu kiện thiết kế mà sẽ sử dụng bu lông neo hay bu lông liên kết.
Mục lục bài viết
Tổng quan về bu lông
Cấu tạo của bu lông
Bu lông có những thành phần cơ bản:
- Phần đâu bu lông hay còn gọi là mũ bulong
- Thân bu lông: là dạng hình trụ tròn, tùy loại mà sẽ được tiện ren toàn thân hoặc 1 phần.
- Đai ốc cũng được tiện ren sao cho tương thích với bu lông
- Long đen hay còn gọi là vòng đệm giúp phân tán lực.
Trong các môi trường đặc biệt hoặc công trình có yêu cầu về độ bền cao thì sử dụng bulong mạ kẽm.
Với kích thước đa dạng và nhiều loại được ưng dụng trong công nghiệp xây dựng nhà xưởng hay nhà thép tiền chế một vài loại như: bulong neo, bulong liên kết những cấu kiện chính và bulong liên kết những cấu kiện khác.
>>>>>BU LÔNG MANG LẠI LỢI ÍCH ĐÁNG NGỜ TRONG NGÀNH XÂY DỰNG<<<<<
Bu lông neo
Bu lông neo hay còn gọi là bu lông móng được dùng để liên kết móng và chân cột thép. Quá trình thi công sẽ là hàn bulong neo vào vị trí chính xác ở lớp thép dưới trước khi đổi bê tông lên trên. Chiều dài bulong neo phải đảm bảo sao cho liên kết của bu lông với hệ móng đủ lớn để tránh lỗi bứt liên kết trong quá trình làm việc.
Tùy vào loại cột và sơ đồ làm việc của hệ khung kết cấu thép mà tính toán số lượng bulon ở mỗi chân cột. Các loại bulong neo thường dùng như M22, M24 hay M27; trong những trường hợp mà chân cột liên kết ngàm thì số lượng bulong cần nhiều để đảm bảo khả năng liên kết.
>>>>>KẾT CẤU MÁI VÒM THÉP THẾ HỆ MỚI “SẠC CẢ LỐT”<<<<<
Các loại bulong neo phổ biến
Bulong neo kiểu L
Cấp bền Bu lông neo kiểu L: 4.8, 5.6, 6.6, 8.8, 10.9, SUS201, SUS304
Đường kính | ds | b | L1 | |||
d | Kích thước | Dung sai | Kích thước | Dung sai | Kích thước | Dung sai |
M10 | 10 | ±0.4 | 25 | ±3 | 40 | ±5 |
M12 | 12 | ±0.4 | 35 | ±3 | 50 | ±5 |
M14 | 14 | ±0.4 | 35 | ±3 | 60 | ±5 |
M16 | 16 | ±0.5 | 40 | ±4 | 60 | ±5 |
M18 | 18 | ±0.5 | 45 | ±4 | 70 | ±5 |
M20 | 20 | ±0.5 | 50 | ±4 | 70 | ±5 |
M22 | 22 | ±0.5 | 50 | ±4 | 70 | ±5 |
M24 | 24 | ±0.6 | 80 | ±7 | 80 | ±5 |
M27 | 27 | ±0.6 | 80 | ±7 | 90 | ±5 |
M30 | 30 | ±0.6 | 100 | ±7 | 100 | ±5 |
Bulong neo kiểu J
Cấp bền Bu lông neo kiểu J: 4.8, 5.6, 6.6, 8.8, 10.9, SUS201, SUS304
Đường kính | ds | b | L1 | |||
d | Kích thước | Dung sai | Kích thước | Dung sai | Kích thước | Dung sai |
M10 | 10 | ±0.4 | 25 | ±5 | 45 | ±5 |
M12 | 12 | ±0.4 | 35 | ±6 | 56 | ±5 |
M14 | 14 | ±0.4 | 35 | ±6 | 60 | ±5 |
M16 | 16 | ±0.5 | 40 | ±6 | 71 | ±5 |
M18 | 18 | ±0.5 | 45 | ±6 | 80 | ±5 |
M20 | 20 | ±0.5 | 50 | ±8 | 90 | ±5 |
M22 | 22 | ±0.5 | 50 | ±8 | 90 | ±5 |
M24 | 24 | ±0.6 | 80 | ±8 | 100 | ±5 |
M27 | 27 | ±0.6 | 80 | ±8 | 110 | ±5 |
M30 | 30 | ±0.6 | 100 | ±10 | 120 | ±5 |
Bulong neo kiểu LA
Cấp bền Bu lông neo kiểu LA: 4.8, 5.6, 6.6, 8.8, 10.9, SUS201, SUS304
Đường kính | d | b | L1 | |||
d | Kích thước | Dung sai | Kích thước | Dung sai | Kích thước | Dung sai |
M10 | 10 | ±0.4 | 30 | ±5 | 40 | ±5 |
M12 | 12 | ±0.4 | 35 | ±6 | 50 | ±5 |
M14 | 14 | ±0.4 | 35 | ±6 | 65 | ±5 |
M16 | 16 | ±0.5 | 40 | ±6 | 70 | ±5 |
M18 | 18 | ±0.5 | 45 | ±6 | 80 | ±5 |
M20 | 20 | ±0.5 | 50 | ±8 | 85 | ±5 |
M22 | 22 | ±0.5 | 50 | ±8 | 90 | ±5 |
M24 | 24 | ±0.6 | 80 | ±8 | 100 | ±5 |
M27 | 27 | ±0.6 | 80 | ±8 | 110 | ±5 |
M30 | 30 | ±0.6 | 100 | ±10 | 120 | ±5 |
Bulong neo kiểu JA
Cấp bền Bu lông neo kiểu JA: 4.8, 5.6, 6.6, 8.8, 10.9, SUS201, SUS304
Đường kính | d | b | h | |||
d | Kích thước | Dung sai | Kích thước | Dung sai | Kích thước | Dung sai |
M10 | 10 | ±0.4 | 30 | ±5 | 50 | ±5 |
M12 | 12 | ±0.4 | 35 | ±6 | 65 | ±5 |
M14 | 14 | ±0.4 | 35 | ±6 | 70 | ±5 |
M16 | 16 | ±0.5 | 40 | ±6 | 85 | ±5 |
M18 | 18 | ±0.5 | 45 | ±6 | 90 | ±5 |
M20 | 20 | ±0.5 | 50 | ±8 | 100 | ±5 |
M22 | 22 | ±0.5 | 50 | ±8 | 110 | ±5 |
M24 | 24 | ±0.6 | 80 | ±8 | 125 | ±5 |
M27 | 27 | ±0.6 | 80 | ±8 | 150 | ±5 |
M30 | 30 | ±0.6 | 100 | ±10 | 160 | ±5 |
>>>>>CÁP GIẰNG – NHỮNG CHUYỆN CHƯA KỂ<<<<<
Bu lông liên kết
Bu long liên kết là bu lông nối các cấu kiện lại với nhau như dầm, cột, kèo mái, xà gồ, giằng cột, giằng mái…
Bu lông liên kết thường được phân loại như sau:
- Bu lông thô, bu lông thường
Được sản xuất bằng phương pháp đơn giản là rèn dập thép cacbon nên thường có độ chính xác không cao, đường kính thân phải làm nhỏ hơn đường kính lỗ 2-3mm.
Loại bulong này có giá thành rẻ nhưng chất lượng không tốt dễ bị biến dạng khi chịu lực lớn nên chỉ dùng để định vị các cấu kiện khi lắp ghép chứ không nên dùng cho các công trình quan trọng.
- Bu lông tinh
Được sản xuất từ thép cacbon, thép hợp kim bằng phương pháp gia công cơ khí: tiện, mài, cắt, khoan…
>>>>>TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ KẾT CẤU THÉP TRONG NĂM MỚI 2025<<<<<
Có 2 loại bulong tinh là:
- Bulon tinh thường: loại lắp vào lỗ có khe hở và loại lắp vào lỗ không có khe hở
- Bulon tinh khác: có đường kính ren nhở hơn đường kính phần không ren
Khe hở giữa thân và lỗ bulong nhỏ do vậy mà liên kết chặt, biến dạng ban đầu của liên kết cũng nhỏ lại còn khả năng chịu lực được tăng cao.
- Bu lông cường độ cao
Được làm từ thép hợp kim sau đó gia công nhiệt để đạt lực xiết và lực kéo theo yêu cầu. Sau khi chế tạo bulon được gia công nhiệt nên có cường độ cao có thể tạo lực kéo rất lớn trong thân bulong để ép các bản thép lại tạo ma sát. Khả năng chịu lực rất cao, liên kết ít bị bán dạng nên được dùng rộng rãi và thay thế cho liên kết đinh tán trong kết cấu chịu tải trọng độnh và tải trọng nặng.
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NHẬT HUY
– Hotline: 0274.220.6666 – 0988.308.126
– Trụ sở chính: Số 320, đường Mỹ Phước – Tân Vạn, Khu 6, phường Định Hoà, TP. Thủ Dầu Một , Bình Dương.
– Email: info@nhathuy.com.vn
– Website: www.nhathuy.com.vn