Cáp dự ứng lực là thuật ngữ khá phổ biến của ngành xây dựng. Như vậy cáp dự ứng lực sẽ giống hay khác với cáp bình thường và giống thì sẽ giống thế nào; còn khác thì sẽ khác ra sao? Mời anh chị cùng tìm hiểu về cáp dự ứng lực.
Mục lục bài viết
Nói qua về cáp dự ứng lực
Cáp dự ứng lực là loại cáp thép chuyên được dùng làm dây trợ lực, dây kéo cho cầu hay dùng cho các công trình xây dựng khác. Đối với loai này thường sẽ có yêu cầu cao về độ bền chặc, chất lượng phải tốt, ít chịu ảnh hưởng của thời gian cũng như các tác nhân bên ngoài.
Được cấu tạo từ các sợi có lõi giữa và các sợi xoắn xung quanh với bước xoắn đồng đều không nhỏ hơn 12 lần cũng không lớn hơn 16 lần đường kính danh định.
>>>>>SỰ ĐA DẠNG CỦA THÉP HÌNH CHỮ C TRONG XÂY DỰNG<<<<<
Cấu tạo của cáp dự ứng lực gồm 2 bộ phận chính
- Sợi ứng suất trước là dạng cáp dự lực có hình dạng tròn, được thi công bằng phương pháp tuốt bê tông cốt thép hoặc sợi máy cáp thép. Sợi này được chia thành 2 loại dựa trên hàm lượng cacbon có FMP 62 có lượng C từ 0,62 – 0,65%; và FMP 80 có lượng C từ 0,78 – 0,83%.
- Phần thứ 2 là bó sợi ứng suất: tập hợp các sợi được cuộn lại với nhau thành các đường xoắn ốc nhất định. Một bó sợi 3 dây không có sợi trung tâm, còn bó sợi khác thì 7 sợi có 1 sợi dây trung tâm và 6 sợi dây bao quanh.
Đặc tính của cáp dự ứng lực:
- Khả năng chịu lực cao, vượt nhịp lớn
- Kết cấu nhẹ, độ tự chùng thấp
- Có tính lý học nhất quán
- Tính cuộn xoắn để nâng cao giới hạn đàn hồi tốt hơn
- Có sức kháng giảm tải cao, chịu được nhiệt tốt.
>>>>>MÁC THÉP – HIỂU NHANH VỀ MÁC THÉP TRONG XÂY DỰNG<<<<<
Ưu điểm của cáp dự ứng lực
- Khi giảm được lượng thanh gia cố thì sẽ góp phần giảm chi phí cho công trình.
- Giảm kích thước ác phần tử kết cấu dẫn đến khối lượng bê tông
- Không cần phải gia công kéo thằng về sau bởi đã được kéo trong quá trình sản xuất.
- Có khả năng chịu lực cao.
Cáp dự ứng lực được phân loại thế nào?
Cáp dự ứng lực trần
- Loại này có các sợi có lõi ở giữa được xoắn xung quanh tạo thành các bước xoắn đồng đều. Các bước xoắn này đảm bảo nhỏ hơn 16 và lớn hơn 12 lần đường kính danh định của cáp.
- Cáp này được ứng dụng rộng rãi trong các công trình giao thông, dân dựng, thủy lợi với các kết cấu: dầm bê tông dự ứng lực, dầm hộp, kết cấu cửa dập…
- Kích thước các sợi phổ biến là 9.53; 12.7; 12.9; 15.24; 15.7 (cho loại 7 sợi) và một số sản phẩm có yêu cầu sao cho phù hợp tiêu chuẩn BS 5896; ASTM A416; Á 1311; GB/T 5224… và các tiêu chuẩn quốc tế.
Cáp dự ứng lực có vỏ bọc PE
- Là loại cáp trần được bao bọc xung quanh bởi lớp bôi trơn chống gỉ, bên ngoài là lớp vỏ bọc nhựa nguyên sinh HDPE dày từ 1-2mm.
- Cáp được sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM A416; lớp vỏ và lớp mỡ sản xuất theo tiêu chuẩn FIB-30.
Cáp dự ứng lực mạ kẽm có vỏ bọc PE
- Sợi cáp mạ kẽm có vỏ bọc bên ngoài làm bằng nhựa PE có độ dày 1-2mm, còn bên trong bôi chống gỉ và đảm bảo đạt tiêu chuẩn FIB-30.
>>>>>TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ KẾT CẤU THÉP TRONG NĂM MỚI 2025<<<<<
>>>>>SẢN XUẤT THÉP THEO QUY TRÌNH HIỆN ĐẠI TIÊN TIẾN<<<<<
Cáp phủ Epoxy từng sợi đơn
- Mỗi sợ cáp đều được phủ một lớp sơn epoxy bằng phương pháp sơn điện tĩnh để làm vỏ bọc vừa có độ bền cao lại còn chống gỉ set. Loại cáp này được chiếu theo quy chuẩn TCVN 10952:2015.
- Cáp này thường được dùng cho hệ cáp dự ứng lực ngooài; hệ cáp giằng cho cầu vòm ống thép nhồi bê tông…
Cần lắp đặt cáp dự ứng lực theo quy trình như thế nào?
Dựng cốp pha
- Kể từ mép ngoài của sàn thao tác cầm kéo dài thêm 1,2m cốp pha đáy dầm để thi công cáp dự ứng lực
- Cần xác định rõ những chi tiết như điểm đặt neo, các con kê thép dự ứng lực và cáp dự ứng lực.
- Xác định vị trí đặt con kê và dựa vào màu sơn của con kê để đánh dấu vị trí.
Lắp thép lớp dưới sàn
Áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995 để lắp đặt nhằm đảm bảo sàn được chắc chắn và có thể dùng tai trọng lớn.
Lắp neo và cáp dự ứng lực
Sau khi đã được đánh dấu thì tiếp theo là lắp đặt neo và cáp dự ứng lực chính xác vị trí. Ngoài ra, sau khi lắp đặt thì cần gia cường cho đầu neo để gia tăng sự chắc chắn.
Lắp cốt thép lớp trên của sàn và thép đai
Vẫn áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4453-1995 để lắp đặt vừa đồng bộ là đảm bảo nhất quán bền chắc. Trong quá trình thi công, nếu vị trí cốt thép trên hay thép đai có thay đổi cắt qua cáp thì được phép dịch chuyển cốt thép nhưng là vừa đủ để không ảnh hưởng đến vị trí cáp. Dùng con kê để liên kết lớp thép dưới của sàn để các thép không dịch chuyển trong quá trình thi công.
Lắp kê tạo profile cáp và chi tiết đặt sẵn
- Mỗi kê cách nhau 1m, liên kết bằng dây thép 1mm, thép sàn và cáp dự ứng lực.
- Lắp đặt các chi tiết đặt sẵn, cáp điện, ống kỹ thuật, cứu hỏa… theo bản thiết kế.
Đổ bê tông sàn
Theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995 để đảm bảo chất lượng thi công, chú ý khi dùng máy đầm và phương tiện vận chuyển bê tông không được làm thay đổi vị trí cáp dự ứng lực và cáp thường.
Tháo cốp pha – khuôn neo
Thông thường sau đổ bê tông 24h có thể tháo cốp pha thành và khuôn neo. Quá trình thực hiện phải cẩn thận tránh tình trạng vỡ bê tông chỗ đầu neo ảnh hưởng tiến độ.
Kéo căng cáp dự ứng lực
- Kéo theo các cấp lực từ 0 Pk => 0.1 Pk => O.5 Pk. Đo và ghi chép độ dãn tương ứng với mỗi cấp lực.
- Kéo căng cho toàn sàn:
- Kéo theo hướng từ giữa sàn ra hai bên
- Kéo các bó trị vị trí chân cột trước – sau đến bó giữa nhịp sàn
Cắt cáp đầu thừa
Khi cắt cần chú ý độ tụt vào phía trong mép sàn của phần cáp còn lại, sao cho trong khoảng từ 15-20mm
Bảo vệ đầu neo
Bảo vệ đầu neo đảm bảo sao cho thép cáp dự ứng lục không bị ăn mòn dưới tác động của môi trường.
Nghiệm thu
Sau khi hoàn thiện cần tiến hành nghiệm thu sản phẩm để kiểm tra chất lượng công trình đạt được.
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NHẬT HUY
– Hotline: 0274.220.6666 – 0988.308.126
– Trụ sở chính: Số 320, đường Mỹ Phước – Tân Vạn, Khu 6, phường Định Hoà, TP. Thủ Dầu Một , Bình Dương.
– Email: info@nhathuy.com.vn
– Website: www.nhathuy.com.vn