Sàn là bộ phận chịu lực, tải trọng trực tiếp của cả công trình, chính vì thế nó luôn là một kết cấu quan trọng trong trong bất kì một dự án xây dựng nào.
Vì thế, để có được một sàn chất lượng, độ bền và sức chịu tải cao thì khâu thiết kế và lựa chọn vật liệu cần phải chú trọng hàng đầu và làm việc thật chính xác. Để giải quyết vấn đề này thì kết cấu thép sàn 2 lớp là một giải pháp hoàn hảo.
Mục lục bài viết
Vai trò của thép sàn 2 lớp
Thép sàn 2 lớp có khả năng chịu đựng tải trọng từ tải trọng động và tải trọng tĩnh: Tải trọng động bao gồm các yếu tố như người và nội thất trong tòa nhà, trong khi tải trọng tĩnh liên quan đến cố định và kết cấu của công trình.
Sàn 2 lớp được làm bằng bê tông, tuy nhiên khả năng bê tông chịu nén rất tốt nhưng chịu kéo rất kém. Chính vì thế lớp bê tông này sẽ nằm bên ngoài bao bọc lớp thép sàn 2 lớp này tránh các hiện tượng như nứt, gãy, sập ảnh hưởng đến tính mang của người thực hiện và người ở.
Đồng thời, lớp thép ở bên trong sẽ được bảo vệ trước những ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Kết cấu hai lớp còn làm tăng độ bền cho sàn, chống cháy, chịu nhiệt tốt. So với kết cấu bê tông, thì thép sàn 2 lớp chống thấm tốt hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, kết cấu thép sàn có khả năng tạo hình kiến trúc đa dạng phù hợp với những công trình có thiết kế mới lạ và độc đáo.
>>> Kết cấu khung thép chịu lực – Lựa chọn của mọi công trình
Cấu tạo thép sàn 2 lớp
Tùy vào tải trọng của công trình mà nhà thầu sẽ tư vấn cho chủ đầu tư lựa chọn cấu tạo thép sàn 1 lớp hay thép sàn 2 lớp. Đối với nhà cấp 4 đơn giản thì sẽ dùng kết cấu sàn 1 lớp, còn những công trình cao hơn thì nên sử dụng kết cấu sàn 2 lớp.
Với những ưu điểm vượt trội mà bê tông cốt thép không có, chính là khả năng chịu lực lớn, trọng lượng nhẹ và vượt nhịp lớn, có tính cơ động lớn trong vận chuyển và lắp dựng.
Đối với lớp thép trên
Với thép lớp trên thì thép mũ sàn chịu mô men âm, cắt tại 1/4L – cạnh ngắn; thép có cấu tạo vuông góc và đặt nằm dưới thép mũ.
Tuy nhiên cách bố trí này thường chỉ áp dụng cho những công trình nhỏ, eo hẹp về kinh phí, hơn nữa việc phải cắt thép sẽ gây khó khăn cho quá trình triển khai và thi công.
Đối với lớp thép dưới
Thép chịu áp lực sẽ là thép được bố trí dọc theo phương cạnh ngắn, thép phân bố được bố trí vuông góc với thép chịu lực dọc theo phương cạnh dài.
Sau khi được buộc xong thép lớp dưới thì tiến hành kê con kê và tạo lớp bê tông cho sàn. Phân cách ở giữa thép sàn 2 lớp bằng cách sử dụng chân chó để đảm bảo chiều cao làm việc của sàn.
>>> Xem thêm: Thiết kế nhà tiền chế – Tầm quan trọng của bản vẽ thiết kế
Cách bố trí kết cấu thép sàn 2 lớp
1. Các bước cần thực hiện trước khi bố trí kết cấu thép sàn 2 lớp
Để bố trí được thép sàn 2 lớp đúng tiêu chuẩn, hợp lý và hiệu quả nhất cho công trình, cần phải thực hiện trước các bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị bản vẽ đúng tiêu chuẩn
Ở bước này, cần phải có bản vẽ chuẩn từ đơn vị thiết kế và tư vấn kỹ bởi kỹ sư chuyên môn giỏi. Thông thường các nội dung cơ bản hiển thị trên bản vẽ bao gồm: Diện tích sàn, mật độ thép trên 1 mét vuông, độ dày sàn thép, số lớp thép…
Bước 2: Chọn loại kết cấu thép sàn chất lượng
Chất lượng của từng thanh thép, lớp thép ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng kết cấu thép sàn 2 lớp. Do vậy, khâu chọn nguyên liệu cực kỳ quan trọng, cần đầu tư loại thép chất lượng tốt, từ nhà cung cấp uy tín, đã được kiểm định chất lượng an toàn cho mọi công trình.
Bước 3: Lên phương án bố trí kết cấu phù hợp
Ở bước này, tùy vào từng công trình mà chọn phương án bố trí phù hợp. Có thể là bố trí thép sàn 1 phương hoặc 2 phương. Để lên được phương án tối ưu nhất, cần có sự cố vấn của các kỹ sư chuyên môn để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật chung cho cả công trình.
Bước 4: Thực hiện bố trí kết cấu thép sàn 2 lớp
Việc thực hiện bố trí kết cấu thép sàn hai lớp cần theo tiến độ và phương án đã định. Khâu này cần thực hiện đúng tiêu chuẩn đề ra để đảm bảo chất lượng chung cho cả công trình.
Bước 5: Kiểm soát chất lượng thực hiện
Mọi công trình muốn có chất lượng tốt cần phải kiểm soát từng khâu bố trí kết cấu bộ phận. Bởi thế, ngay từ bước bố trí kết cấu thép sàn cũng vậy, cần kiểm soát chất lượng để có những điều chỉnh phù hợp nếu chưa đảm bảo tiêu chuẩn đề ra.
Ở bước kiểm soát này, cần có các tiêu chí cụ thể, có thể đo lường được để kết quả kiểm soát, kiểm định chính xác nhất, làm cơ sở đưa ra những quyết định điều chỉnh khoa học nhất.
2. Nguyên tắc bố trí thép sàn hai lớp
Có hai cách bố trí thép sàn như sau:
Bố trí thép sàn 1 phương: Đây là phương pháp sàn chịu uốn theo 1 phương cụ thể hoặc trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể uống theo 2 phương nhưng độ uốn của 1 phương sẽ rất nhỏ so với phương còn lại. Theo cách bố trí này, có thể kê tường hoặc đổ liền khối cùng với dầm. Và với cách này thì các liên kết với dầm nhỏ hơn hoặc bằng 2 cạnh đối diện.
Bố trí kết cấu thép sàn 2 phương: Theo cách này, sẽ được uốn theo 2 phương với độ uốn lớn gần như nhau. Đây là cách các liên kết với dầm sẽ lớn hơn hoặc bằng hai cạnh liền kề.
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NHẬT HUY
– Hotline: 0274.220.6666 – 0988.308.126
– Trụ sở chính: Số 320, đường Mỹ Phước – Tân Vạn, Khu 6, phường Định Hoà, TP. Thủ Dầu Một , Bình Dương.
– Email: info@nhathuy.com.vn
– Website: www.nhathuy.com.vn